Các thành phần chính trong bộ nồi xe tay ga
Hệ thống nồi trước
Hệ thống pulley nồi sau
Cụm nồi sau
Dây curoa
Bi nồi trước
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống nồi xe tay ga
Nồi trước
Khi xe bạn nổ ở chế độ cầm chừng (garanty) nồi trước ở trên hình bên tay phải sẽ ở vị trí như vậy, lúc đó tua máy thấp bi nồi bắt đầu trượt ra nhưng rất ít. Khi bạn lên ga, lực ly tâm của nồi trước quay làm cho những viên bi trong nồi trước trượt ra theo góc nghiêng, việc này dẫn đến chén bi nồi trước được ép ra đẩy dây curoa lên vị trí cao hơn như hình trên. Việc dây curoa bị ép lên như vậy sẽ dẫn đến hệ thống nồi trước và sau sẽ như hình bên dưới ở mặt cắt ngang.
Pulley nồi sau
Vì rằng độ dài của dây curoa là không thay đổi cho nên khi dây curoa trượt lên phía sau phải co lại như hình vẽ bên trên phái tay trái. Vậy cái trượt xuống ở phải sau hoạt động như thế nào, mời các bạn xem hình bên tay phải. Ở cái pulley nồi sau nó có 1 cái lò xo ép hai miếng sắt lại với nhau như hình vẽ (giữa hai miếng pulley này là dây curoa). Một má pulley phía trong luôn cố định và một má pulley phía ngoài có khả năng trượt ra và vào. Bình thường một lò xo rất lớn được bặt vào như hình để giữ cho 2 mặt pulley luôn ép dây curoa lên trên cùng hết cỡ như vầy.
Khi bạn lên ga như đã giải thích phía trên, dây curoa ở phía nồi trước sẽ chạy lên kéo luôn cái pulley nồi sau quay vào mặt nghiên của dây curoa và pulley nồi sau sẽ ép mặt pulley chạy ra phía ngoài để dây curoa chạy xuống vị trí phía dưới (cái lò xo này càng nặng nghĩa là càng khó ép).
Như các bạn đã thấy, tỷ số truyền động từ máy đã được thay đổi từ phía trước ra bánh sau giúp các bạn khỏi sang số rồi đó, tùy theo vòng tua máy mà lực ly tâm của bi sẽ thay tự ép ra vào ít hay nhiều từ đó thay đổi tỷ số truyền động vô cấp như vậy.
Bộ nồi phía sau
Nhiều bạn đọc có thể thắc mắc, vậy sao xe nổ máy lên rồi, máy nó quay rồi mà sao xe không lăn bánh, phải lên ga mới lăn bánh. Điều này làm được chính vì bộ nồi sau gồm có 1 cái chuông và 3 cái ba càng như hình vẽ bên dưới.
Ở tốc độ cầm chừng, giữa 3 cái 3 càng có 3 cái lò xo, giữa cho 3 càng và chuông nồi sau không dính vào nhau, bánh sau quay tự do, lưu ý chuông là nó quay theo bánh xe sau còn 3 càng nó quay theo pulley nồi sau, cho nên khi nổ máy là cả cụm nồi trước và pulley nồi sau đã quay rồi nhưng chuông không quay nên bánh xe sau không quay.
Khi bạn lên ga một lần nữa lực ly tâm sẽ làm 3 cá 3 càng nó bung ra ăn vào chuông truyền tải lực máy từ nồi trước xuống nồi sau và xe sẽ lăn bánh, khi bạn thả ga ra, 3 cái 3 càng thu về ở 1 dải vòng tua nào đó tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của 3 cái lò xo và khoảng cách giữa bố 3 càng và chuông, xe sẽ có trớn tự do không bị ghì.
Như vậy là bạn đã hiểu tại sao chiếc xe tay ga bạn có khả năng không sang số mà chạy rồi đó.